QUI TRÌNH LÀM ĐÈN ĐÁ MUỐI
Đá muối Himalaya được khai thác tại mỏ Khewra, Quận Jhelum, Punjab ở Pakistan. Qúa trình khai thác được thực hiện hoàn toàn bằng các máy móc đơn giản thay vì sử dụng chất nổ, tương tự cách mà người ta khai thác than, vàng và các khoáng sản khác.
Đá muối sau khi đưa ra khỏi mỏ sẽ được phân loại cho từng mục đích sử dụng khác nhau. Một số được sử dụng làm gia vị, một số khác dùng trong công nghiệp ứng dụng, với những biến thể màu sắc lớn nhất sẽ được lựa chọn để làm đèn đá muối và đèn đốt tinh dầu.
Những khối đá muối được lựa chọn sẽ được vận chuyển bằng xe tải lớn đến các cơ sở chế tác để tiếp tục những công đoạn xử lý tiếp theo.
Nghệ thuật chế tác đèn đá muối đòi hỏi phải người nghệ nhân phải có con mắt tinh tường trong nhận định sản phẩm. Họ phải sàn lọc và quyết định xem loại nào phù hợp để làm đèn hình dạng tự nhiên và loại nào được sử dụng để chế tác các loại đèn đặc biệt khác.
Đèn chế tác và đèn nghệ thuật được tạo thành qua quá trình đục đẽo tạo hình. Loại sản phẩm này rất đa dạng hình thù như Qủa cầu, Kim tự tháp, giọt nước, hình trái tim…Tuỳ vào văn hoá của mỗi quốc gia mà có thêm những mẫu sản phẩm khác như hình Tỳ Ngưu, phật Di Lặc..đáp ứng trong nhu cầu nghệ thuật phong thuỷ hoặc trưng bày. Loại sản phẩm này được gia công chi tiết với nhiều đường nét tinh xảo, do đó các khối đá muối dùng để chế tác phải đạt được yêu cầu về độ cứng để có thể chịu được các thao tác khắc tay, tạo hình sơ bộ nhưng cũng phải đủ bền để có thể hoàn thiện trong khâu đánh bóng.
Sau khi phân loại, bước tiếp theo là tách các khối đá muối lớn thành những phần nhỏ hơn, trọng lượng trung bình khoảng 10 đến 50 kg, những khối lớn hơn thường được sử dụng cho những sản phẩm đặc biệt theo yêu cầu của khách hàng.
Những khối đá muối sau lần phân loại đầu tiên sẽ được sàn lọc thêm một lần nữa. Dựa vào màu sắc, chất lượng phát quang, người thợ sẽ đánh giá xem những loại nào đạt được chất lượng cao nhất.
Màu sắc đá muối thường là trắng mờ, vàng cam, đỏ đậm. Riêng loại đèn đá muối màu trắng có thể lặp đặt với 6 loại đèn màu sắc khác nhau.
Sau khi đã lựa chọn được màu sắc, chúng sẽ được giao cho các nghệ nhân có tay nghề cao để tiến hành công đoạn khoan lõi đặt đèn. Đây là một công đoạn khó khăn, bởi quá trình khoan sẽ làm giảm trọng lượng khối đá muối và nhiều chiếc đèn sẽ bị nứt trong quá trình này.
Công đoạn sau khoan sẽ tiến hành kiểm tra để đánh giá sự toàn vẹn hình khối một lần nữa và những chiếc đèn bị nứt sẽ được loại bỏ.
Phần chạm khắc chính là phần thể hiện sự sáng tạo của nghệ thuật. Các thợ thủ công giàu kinh nghiệm sẽ thể hiện hết tài năng của mình để cho ra đời những chiếc đèn đá muối với kiểu dáng tinh xảo, sáng lấp lánh. Qúa trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn, một đôi mắt thẩm mỹ tốt và một đôi bàn tay khéo léo. Bởi vì đá muối không có kết cấu cứng như các loại đá thông thường, kết cấu này gần giống với các loại đá quý, rất dễ vỡ. Do đó, công đoạn chế tác phụ thuộc vào cảm giác của đôi bàn tay với sự yêu thương, trân trọng của người thợ điêu khắc.
Đèn sau khi được chạm khắc sẽ được đưa qua một quy trình kiểm soát chất lượng. Tại đây, chúng được kiểm tra để đảm bảo rằng đèn đúng kiểu cách mẫu mã. Mỗi chiếc đèn đá muối được cân đo, xác định thông số kỹ thuật và phân loại dựa trên kích thước của chúng.
Các loại đèn được rửa nhanh bằng nước, sau đó sấy khô để tiến hành công đoạn đánh bóng và kiểm tra độ hoàn thiện sản phẩm.
Ở một phân xưởng khác của khu sản xuất, người ta tiến hành lắp ráp đế gỗ và đèn đá muối. Phần đế đèn sẽ có thêm các ngạnh kim loại để giữ bóng đèn ở vị trí cố định và khi cần thay thế bóng đèn, người sử dụng chỉ cần bóp các ngạnh này thì có thể lấy được bóng đèn dễ dàng.
Sau khi đã ráp nối đế đèn, công đoạn tiếp theo là đóng gói, thêm thông tin sản phẩm và chuyển đi tiêu thụ thông qua các kênh phân phối, cửa hàng bán buôn trên khắp thế giới.
Công ty TNHH Quỳnh Anh Thư
33 Nguyễn Văn Linh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3582828Website: http://damuoi.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét